Tầng hầm là trụ cột vững chắc đặt nền móng cho cả một công trình và liên quan đến móng, đài, cột, sức bền và độ thẩm thấu của nước trong bê tông nhưng cũng là nơi thi công khó khăn, thời gian kéo dài. Khi tầng hầm có vững chắc thì mới có thể đảm bảo tuổi thọ và chất lượng công trình được lâu bền. Hiện nay, việc xây dựng không đạt tiêu chuẩn khiến vách tường, tầng hầm … dễ bị thấm, dột, rộp tường… Vì vậy, giải quyết chống thấm tầng hầm luôn là bài toán khó nếu không chống thấm từ đầu chống thấm từ đầu. Vậy chống thấm tầng hầm hay chống thấm vách tầng hầm được thưc hiện ra sao chúng ta cùng Thi công chống thấm Phúc Tất Đạt tìm hiểu nhé!
Các mục lục bài (Bấm để xem nhanh)
1. Chống thấm vách tầng hầm là gì?
Chống thấm vách trong tầng hầm là sử dụng các kỹ thuật và vật liệu chống thấm dùng để ngăn cản nước thấm vào tầng hầm của một ngôi nhà hoặc công trình, chống thấm vách tầng hầm chia theo 2 cách đó là: Chống thấm thuận (chống thấm từ bên ngoài) và chống thấm nghịch (chống thấm từ bên trong). Hãy cùng Phúc Tất Đạt tìm hiểu về các biện pháp chống thấm vách trong tầng hầm sau đây nhé.
2. Nguyên nhân gây thấm vách tầng hầm?
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm tầng hầm bạn phải tìm hiểu xem liệu công trình của bạn bị thấm xuất phát từ nguyên nhân nào. Hãy cùng chúng tôi kể tên một số nguyên nhân ngay sau đây:
Tầng hầm bị thấm vì quy trình thiết kế không chuẩn hay các nhà kiến trúc chưa hiển rõ địa hình cũng như bản chất của quá trình chống thấm.
- Chống thấm sơ sài trong khi thi công công trình
- Sử dụng bê tông kém chất lượng, tạo thành một độ rỗng kiến cho tầng hầm bị thấm nước.
- Tầng hầm bị lún nứt vì nền yếu
- Không tạo ra các mao mạch dẫn trong quá trình thi công dẫn đến việc nước thẩm thấu vào bên trong
- Đối với bê tông, khi các túi không khí không được loại bỏ, hoặc hỗn hợp không được bảo dưỡng đúng cách, bê tông có thể bị nứt, điều này tạo điều kiện cho nước thấm qua tường.
- Địa thế tầng hầm (móng) là những tấm đệm nằm ngang xác định chu vi của tường móng nếu móng không được đặt đủ sâu hay bị qua hẹp, chúng dễ bị xê dịch do xói mòn đất.
3. Hậu quả
- Dấu hiện nhận biết đầu tiên là các vết loang lổ, các lớp sơn bong tróc và các lớp vữa bắt đầu ẩm mốc.
- Sau đó thì sẽ xuất hiện các vệt trắng vôi nếu chúng ta không chịu giải quyết ngay thì các vết thấm, nứt sẽ lan rộng ra.
- Móng tầng hầm sẽ bị yếu đi và làm cho thấm nước, nước chảy rò rỉ khắp nơi.
4. Vật tư chống thấm cần dùng
- Băng cản nước Băng Cản Nước PVC SV250, sika waterbars dạng V,....
- Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2519.
- Chống Thấm Tinh Thể Thẩm Thấu Penetron Admix
- Lớp Phủ Chống Thấm Tinh Thể Thẩm Thấu Materseal 530, sika Top Seal 107, ...
- Các loại vữa rót không co ngót,....
Xem thêm: Top sản phẩm vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay bạn nên biết
5. Quy trình chống thấm tầng hầm
5.1. Chống thấm vách ngoài tầng hầm ( chống thấm thuận)
Chống thấm vách ngoài tầng hầm hay gọi là chống thấm thuận là chống thấm từ bên ngoài vào trong và thuận theo hướng nguồn gây thấm. Công đoạn của quá trình chống thấm này được thực hiện từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới theo đúng như kết cấu của công trình.
Dưới đây là quy tình chống thấm tầng hầm thuận:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
+ Loại bỏ sắt thừa thi công
+ Trám vá, lấp lỗ rỗng hoặc làm ẩm cho bề mặt bê tông mới
+ Làm sạch các mảng bám, đất đá, rong rêu … cho bề mặt bê tông cũ
Chuẩn bị bề mặt thi công
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu chống thấm
+ Dụng cụ cần dùng: Máy khuấy, thùng sạch, bay…
+ Khuấy trộn hỗn hợp vật liệu với bê tông và thi công. Các tinh thể penetron admix sẽ tự động điền đầy mao mạch khi có nước và hơi ẩm.
+ Với Tầng hầm cũ dùng sika Top Seal 107 trộn sản phẩm theo tỷ lệ ghi trên bao bì.
Xem thêm: 3 Cách Chống Thấm Tầng Hầm Nhà Cao Tầng triệt để 100%
Trộn hỗn hợp vật liệu
Bước 3: Quét lớp 1 sika proog membrane : Dùng con lăn quét đều lên toàn bộ bề mặt tường ngoài tầng hầm và dùng bàn chải nhỏ quét kỹ các kẻ hở bê tông , khi bề mặt đang ẩm bảo hòa. Chờ lớp thứ nhất đông cứng sau 4-8h
Bước 4: Quét nước 2: Quét và chờ lớp thứ 2 đông cứng sau 2h đồng hồ. Trong quá trình chờ, cần cấp ẩm thường xuyên để tránh bê tông khô quá nhanh gây nứt.
Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình
5.2. Chống thấm vách trong tầng hầm (chống thấm ngược)
Chống thấm từ bên trong tầng hầm hay còn được gọi là chống thấm ngược tầng hầm. Biện pháp này chỉ được dùng khi mọi người không thể chống thấm từ bên ngoài tầng hầm. Chúng ta sẽ phải chống thấm các vết nứt, khe thấm tại các vách bê tông sau một thời gian đi vào sử dụng. Nếu như vách yếu thì phải dùng biện pháp gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon.
Bước 1 : Xác định vị trí
+ Xác định tâm điểm dòng nước bị rò, bị ẩm, có vết gãy, nứt có nguy cơ bị thấm cao, khoan lỗ và gắn ống ống hút nhựa nếu lỗ nhỏ còn lỗ lớn thì dùng ống nhựa
Xem thêm: Top 5 vật liệu chống thấm trần nhà bị nứt Giá Rẻ & Hiệu Quả
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
+ Tại nơi bề mặt bằng phẳng, trơn láng áp dụng phương pháp cắt nghiêng
+ Tại nơi bề mặt gồ ghề không bằng phẳng tô một lớp vữa chống thấm để làm phẳng bề mặt
+ Mặt bê tông phải được dọn dẹp sạch sẽ vệ sinh bụi bẩn và tạp chất, xử lý các phần bê tông dư thừa và tạp chất khuyết điểm
+ Xử lý các vết nứt tầng hầm
Vệ sinh bề mặt thi công
Bước 3: Sau khi đã vệ sinh mặt bằng thì tiến hành chống thấm lớp thứ nhất để tạo ẩm bề mặt và tô phủ một lớp hồ dầu chống thấm dày 4mm. Sau đó chờ khô lớp đầu tiên khi sờ vào không bị dính tay thì tiếp tục lớp thứ 2 nhưng chừa lại một khoảng không gian xung quanh ống.
Bước 4: Rút ống và chống thấm
Sau một ngày lớp chống thấm đã khô thì ta chúng ta sẽ rút ống ra. Và bắt đầu pha trộn vật liệu chống thấm với xi măng sau đó nặn thành hình nút rồi nhét sâu vào lỗ giữ 20s hỗn hợp sẽ đông cứng lại và chặn dòng nước.
Tiếp theo chống thấm các lỗ vừa lấp bằng vữa chống thấm ở các khu vực này.
Bước 5: Chống thấm toàn bộ bề mặt một lần nữa
+ Vệ sinh bề mặt một lần nữa
+ Tô thêm lớp khác, sau đó đợi lớp hồ dầu khô ta tiếp hát trát lớp vữa chống thấm dày 10mm lên toàn bộ bề mặt
+ Đến bước này thì có tổng cộng 4 lớp chống thấm và chắc chắn là tầng hầm sẽ được chống thấm 100% trọn đời.
6. Kết luận về đơn vị chống thấm vách tầng hầm
Bài viết trên chúng tôi đã nêu ra các phương pháp cho chống thấm tường vách ngoài và trong của tầng hầm và những vật liệu phương pháp phù hợp. Nhưng phương pháp này cần đòi hỏi những đội thợ thi công chuyên nghiệp nhưng hiện nay có rất nhiều đơn vị thi công chống thấm tìm được 1 đơn vị thi công uy tín cũng không phải dễ nên các gia chủ cần nắm bắt được nơi thi công hiệu quả và đưa ra giải pháp phù hợp cho mình, một trong số các đơn vị thi công chống thấm uy tín và chuyên nghiệp phải kể đến là Dịch vụ chống thấm Phúc Tất Đạt chuyên thi công chống thấm tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ chúng tôi khi bạn muốn thi công các hạng mục chống thấm nói chung cũng như chống thấm tầng hầm nói riêng thông qua hotline: 0357.06.26.06