Những ngôi nhà khi mới xây dựng thành tường bóng mịn sẽ rất đẹp. Nhưng qua một thời gian dài sử dụng các ngôi nhà sẽ xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp theo thời gian, thể hiện trước tiên qua lớp sơn tường của ngôi nhà, tường nhà bị muối hóa, gây mất thẩm mỹ cho không gian kiến trúc gia đình bạn. Đặc biệt, các ngôi nhà cạnh biển thường xảy ra hiện tượng “muối hóa”. Vậy xử lý tường bị muối hoá như thế nào? Vì sao muối hoá lại xuất hiện trên tường? Làm thê nào để chống thấm tường nhà? Trong bài viết này dịch vụ chống thấm Phúc Tất Đạt sẽ mang đến bạn những tham khảo hữu ích và thiết thực nhất.
Các mục lục bài (Bấm để xem nhanh)
1. Hiện tượng muối hoá là gì?
Muối hoá là hiện tượng xuất hiện các mảng màu lấm tấm khác nhau có thể có màu trắng hoặc màu vàng nhạt ở trên các bức tường. Lớp muối hoá này được tạo ra từ những lớp vữa hoặc gạch có nước chảy ra. Hiện tượng muối hoá đa số được phát hiện ở khu vực chân tường, hay những nơi ẩm thấp như lan can, khe nứt, chân tường, giáp ranh giữa các tầng…
2. Thực trạng hiện tượng muối hoá
2.1. Mọc nấm trắng trên thân tường
Nấm trắng mọc trên tường của ngôi nhà bạn là điều rõ nhất của hiện tượng tường bị muối hóa.
Khi gặp trường hợp này, chắc chắn bạn sẽ cố gắng tìm kiếm ngay đi cách xử lý tường bị muối. Ít nhất là dùng chổi hoặc khăn để lau bỏ lớp muối xùi (mọi người vẫn luôn gọi nó là nấm) đó đi. Để tránh bị bay vào không khí hoặc người nhà hít phải.
Đó là những hình ảnh tường có chút độ ẩm và nổi những cụm bông tuyết màu trắng mờ. Có thể sẽ giống như hình dưới đây
2.2. Sơn tường bị tróc
Sơn của tường nhà bạn đang bị bong tróc là dấu hiệu nhận biết tường nhà càng ngày càng xuống cấp và mất thẩm mỹ lại. Chắc chắn bạn cũng không muốn điều này xảy ra. Nhưng nó vẫn sẽ phải xảy ra theo lẽ tự nhiên mà thôi. Cho dù bạn đã bảo vệ nó tốt đến như thế nào thì lớp sơn bên trong – sơn bên ngoài… bất kỳ chỗ nào bị bong rộp lên đều khiến công trình trở lên kém đẹp – kém khỏe.
2.3. Tường nhà bị nứt
Nếu nhà bạn gặp tình trạng như thế này thì đã là quá nặng. Một phần nên trách bạn là người vô tâm không để ý.
Nhưng điều này cũng chưa phải là quá muộn nếu bạn đã kịp phát hiện và đang nghiên cứu phương pháp khắc phục. Để giảm thiểu hiện tượng nước, hơi ẩm ngấm vào ngôi nhà của bạn. Phủ lớp bảo vệ cho những khu vực đang bị “tổn thương” trên bức tường đáng ra phải là chỗ dựa cho cả công trình.
Những vết nứt từ chân chim tạo thành khe rãnh. Đều sẽ là nơi tốt nhất cho mọi tác động xấu lên công trình. Và còn thêm cả khả năng làm nơi ẩn nấp của côn trùng – động vật gây hại đến sức khỏe hoăc tài sản của bạn.
Xem thêm: Tường bị ẩm mốc phải làm sao? 6 cách xử lý hiệu quả nhất
3. Nguyên nhân xuất hiện muối hoá tường
Muối hút ẩm từ ngoài vào nhưng tiếp đến nó lại thoát hơi ra bên ngoài. Tại bề mặt tường với không khí, muối sẽ kết tinh. Nếu bên ngoài hơi ẩm di chuyển dễ dàng thì muối sẽ thành các bông tuyết. Các bông tuyết này sẽ bay trong không khí. Nếu nhà bạn dùng sơn tốt thì bên ngoài hơi ẩm bị màng sơn chặn lại thì việc kết tinh diễn ra giữa màng sơn và bề mặt tường. Về lâu dài chúng sẽ tạo thành màng bột tự do đẩy màng sơn ra khỏi tường, gây ra bong tách sơn thành từng mảng. Một số nguyên nhân gây lên hiện tượng muối hoá Hiện tượng này xảy ra bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Khi bề mặt tường vẫn còn ẩm bạn đã tiến hành sơn tường
- Với trường có nồng độ muối cao hơi ẩm sẽ thoát ra từ xi măng.
- Trong quá trình xây dựng sử dụng nước trộn xi măng là nước lợ hoặc nước bị nhiễm mặn
- Trong cát xây – cát trát tường có chứa tạp chất
- Gạch sử dụng để xây tường là loại được làm từ đất bị nhiễm mặn không được nung đủ lửa.
- Trong quá trình thi công sơn tường nhà, công nhân không sử dụng lớp lót kháng kiềm, không quét sơn lót hoặc đã sử dụng sơn trắng bình thường thay cho sơn kháng kiềm.
- Trong quá trình sinh sống ở công trình, những chất bẩn sinh hoạt hàng ngày không được thường xuyên vệ sinh. Cứ bám lên tường khiến lớp sơn và lớp vữa trát bị bào mòn từ bên ngoài.
- Tay nghề thợ thi công thiếu kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm với sản phẩm xây nên còn thấp.
4. Các phương pháp xử lý tường bị muối biển
4.1. Dùng màng khò nóng
Trong các phương pháp xử lý tường bị muối biển thì dùng màng khò nóng là phuong pháp hiệu quả cao nhất và chất lượng công trình được tốt nhất. Tuy nhiên phương pháp này giá thành cao hơn các phương pháp khác.
Tùy thuộc vào từng hiện tượng bị muối ăn mòn mà có cách thi công khác nhau như:
- Lột lớp vữa, dán màng bitum vào hẳn trong thân tường gạch rồi trát bằng mặt
- Chỉ lột một phần có độ dày bằng độ dày của màng. Sau đó dán màng bằng khò nóng rồi lăn sơn.
Dùng khò chống nóng cho tuòng bị muối hoá
Dù là những cách nào đi nữa thì vẫn nên chọn đơn vị thi công uy tín tại Đà Nẵng. Chứ không nên tự làm. Bởi đồ nghề giá thành cao, cần tay nghề tốt mới thi công được. Đồng thời việc làm này có nhiều công đoạn – nhiều kỹ thuật khác nhau.
Xem thêm: Chống Thấm Tường Nhà Chuyên Nghiệp Hiệu Quả Nhất
4.2. Dùng vữa chống thấm phun lớp mỏng
Đối với phương pháp này thì chi phí tiết kiệm hơn phương pháp màng khò chống nóng. Có thể áp dụng được trên bề mặt mức độ rộng vừa. Tuy nhiên nhược điểm là không xuất hiện vết nứt mà tường chỉ bị nở bông muối.
Trước tiên, các bạn cần vệ sing khu vực bị muối ăn mòn trên tường nhà. Sau đó sử dụng nước sạch đánh rửa để đảm bảo lớp muối bị thổi bay đi. Đợi trong 12h cho tường khô khoảng 70%. lúc này sẽ phun lớp vữa mỏng để tái tạo lại lớp bên ngoài.
Tiếp theo, trộn hỗn hợp vữa sao cho phù hợp, tùy thuộc vào loại vữa bạn sử dụng.
Nếu bạn tự thi công thì cần mua một bơm dung dịch bằng tay + vài kg vữa khô về pha trộn.
4.3. Dùng keo Silicone
Đối với trường hợp những điểm loang tường hay những vết nứt chân chim không quá lớn. Bạn có thể bơm keo silicone trực tiếp vào các vết nứt.
Còn đối với trường hợp tường bị mốc, bị ẩm phá từ bên trong. Chúng ta không chỉ phải thực hiện loại bỏ muối hóa. Mà còn cần phải tạo lớp chống ẩm từ bên trong. Lúc này, bạn sẽ cần khoan những lỗ nhỏ có độ sâu khoảng 10cm và bơm keo vào đó.
Với cách xử lý tường bị muối này. Với phương pháp này chi phí chỉ có khoảng 100.000 đồng cũng không quá đắt để loại bỏ tường muối hoá.
Xem thêm: 8+ Loại Keo Chống Thấm Tốt Nhất và Cách Sử Dụng
5. Các bước xử lý hiện tượng tường bị muối hóa hiệu quả
Các bước trong quy trình xử lý tường bị muối hóa được tiến hành như sau:
5.1. Vệ sinh mặt bằng thi công
Để vệ sinh nấm mốc một cách triệt để, bạn cần chuẩn bị một xô nước sạch, giẻ lau và một chiếc khăn chà bằng sắt. Dùng khăn chà loại bỏ lớp sơn bên ngoài. Sau đó đánh sâu một chút vào phía bên trong tường để loại bỏ tận gốc chân nấm.
Lấy giẻ thấm nước sôi hoặc cồn 90 độ, lau nhiều lần ở vị trí xuất hiện nấm mốc. Nước nóng hay cồn sẽ thấm sâu vào bên trong. Từ đó loại bỏ triệt để độ mặn còn bám trên tường nhà để tránh nấm mốc hay vết muối xuất hiện lại.
5.2. Làm khô tường
Sau khi sử dụng nước và cồn để loại bỏ lớp bụi muối. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng tường bị ướt và ngấm ẩm. Bắt buộc chúng ta phải có những cách làm khô tường nhanh để tiếp tục tiến hành công việc.
Để làm khô tường nhanh chóng; chúng ta chỉ cần rắc trực tiếp xi măng tinh vào khu vực vừa làm ẩm. Xi măng sẽ hút ẩm một cách hiệu quả.
Sau khi đảm bảo khu vực không còn ẩm, ta quét sạch bụi, lau chùi nếu không độ bám của sơn mới sẽ không đảm bảo. Kiểm tra nếu tường có bong tróc ta có thể thêm bột trét lên để tạo độ bằng phẳng.
5.3. Xử lý nấm mốc
Ta tiến hành dùng keo hoặc sơn lót bằng cọ hoặc con lăn hay các cách khác nhau, lưu ý phải chọn loại kháng kiềm. Đợi lớp sơn lót khô (khoảng 24h) ta sẽ sơn lớp sơn hoàn thiện.
6. Tìm mua chất chống muối hoá và đơn vị thi công uy tín ở đâu
Thi công chống thấm Phúc Tất Đạt là đơn vị chống thấm chuyên nghiệp hàng đầu tại Đà Nẵng; với nhiều năm kinh nghiệm và thi công nhiều công trình khác nhau. Chúng tôi tự tin đưa ra cách xử lý tường bị muối hoá hiệu quả 100%.
Sở hữu đội ngũ thi công chuyên nghiệp được đào tạo bài bản với chuyên môn kỹ thuật cao; luôn sẵn sàng tư vấn tiếp nhận xử lý các yêu cầu liên quan đến chống thấm. Chính vì thế, hãy liên hệ chúng chông khi bạn muốn thi công chấm thấm qua hotline: 0357.06.26.02