Tìm hiểu cách chống thấm ban công là nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Ban công là khu vực ngoại thất chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết gây ra. Do đó, vị trí này thường bị giãn nở khi trời lạnh, nóng. Đồng thời, nước mưa có chứa axit dễ làm vị trí này bị ăn mòn. Do vậy, ban công thường hay bị thấm, dột khi công trình nhà cửa sử dụng trong thời gian lâu năm. Trong bài viết dưới đây, dịch vụ chống thấm Phúc Tất Đạt xin được chia sẻ cách để loại bỏ hiện tượng thấm dột một cách hiệu quả.
Các mục lục bài (Bấm để xem nhanh)
1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm dột ban công
Có nhiều nguyên nhân khiến cho khu vực ban công của bạn xảy ra tình trạng thấm dột PTD xin chia sẽ sau đây:
- Lúc tiến hành xây dựng nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, làm ẩu, sử dụng vật liệu, chất liệu chống thấm hàng kém chất lượng cho vị trí này. Điều này sẽ gây ra nhiều tệ hại cho công trình về sau chứ không riêng gì phần thấm dột.
- Đường cấp thoát nước gặp sự cố, hư hỏng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng chống thấm dột ở ban công .
- Sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài cũng sẽ dẫn tới quá trình co ngót bê tông. Lúc này, vào mùa hè nhiệt độ cao thì bê tông sẽ nở ra, mà mùa đông thì nhiệt độ thấp nên sẽ co lại. Từ đây sẽ dẫn tới hiện tượng bị nứt, gãy,…nước dễ dàng thấm vào gây hư hỏng.
- Xuất hiện có những lỗ nhỏ liti, vết rạn nứt, hay vết chân chim sau thời gian sử dụng…Mà khi ảnh hưởng mưa gió thì nước sẽ ngấm lần xuống, gây ra ẩm mốc.
- Sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt chất lượng, mác bê tông kém chất lượng trong quá trình thi công, …gây ra thấm dột
- Ở vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) của ban công không được tiến hành xử lý khâu chống thấm kỹ lưỡng
Hiện tượng thấm dột ở ban công do nhiều yếu tố gây ra
2. Vật liệu chống thấm ban công lô gia
Để việc chống thấm ban công lô gia được hiệu quả nhất thì ,vật liệu chống thấm ban công phải có đặc điểm như sau:
- Có khả năng bắt qua các khe nứt nhỏ
- Độ bám dính tốt, liên kết hoàn toàn
- Bảo vệ chống lại cacbonat hóa và clorit hóa (chống hiện tượng kết bông)
- Độ co giãn và độ dẻo tốt
- Cho phép bốc hơi nước từ phía trong
- Chịu được các tác động nhẹ như đi bộ
Xem thêm: Top sản phẩm vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay bạn nên biết
3. Có những cách chống thấm cho ban công nào?
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của lĩnh vực xây dựng cũng như vật liệu xây dựng. Việc chống thấm trở nên dễ dàng hơn bằng nhiều cách khác nhau. Ở nơi ban công lộ gia bị thấm dột, bạn có thể lựa chọn các cách sau:
- Chống thấm ban công sử dụng màng tự dính hoặc khò nóng.
- Thi công chống thấm dột ban công với Sika
- Dùng phương pháp nhựa đường đun nóng chảy để chống thấm cho ban công.
- Dùng màng nhũ tương đàn hồi để chống thấm ban công lộ gia cũng là một phương pháp phổ biến.
Trong các phương pháp trên Phúc Tất Đạt xin chia sẽ 2 cách chống thấm sau:
3.1. Chống thấm bằng SiKa Top Seal 107
SiKa top seal 107 hai thành phần đã được định lượng sẵn, dễ trộn, có độ sệt như hồ dầu, dễ thi công.
SiKa Top Seal 107
Bước 1: Làm ẩm bề mặt chống thấm
Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là làm sạch bề mặt chống thẩm để loại bỏ hết bụi bẩn các tạp chất và vôi vữa xuất hiện xung quanh. Sau đó cung cấp nước để bề mặt được hút nước đến tình trạng bão hòa nhất tuyệt đối hãy nhớ là không được cung cấp quá nhiều nước, nhiều nước khiến cho bề mặt bị đọng ứ không thể thi công được.
Bước 2: Dùng Sika top seal 107
Với định mức dùng SiKa top seal 107 cho chống thấm ban công: 1.5 kg/m2/lớp
- Cho từ từ thành phần A chất lỏng màu trắng vào thành phần B: bột màu xám theo tỷ lệ 1:4. Sau đó dùng khoan trộn điện tốc độ thấp quấy đều từ 3 – 5 phút.
- Lớp thứ nhất dùng chổi hoặc bay quét đều lên bề mặt bê tông chống thấm với mật độ tiêu thụ 2kg/m2/lớp.
- Lớp thứ hai và thứ ba tiến hành quét tương tự như lớp thứ nhất thời gian khoảng cách thời gian để quét mỗi lớp là sau 3 – 4 giờ.
- Dùng bay hoàn thiện bề mặt và dùng xốp làm đẹp bề mặt.
Lưu ý khi thi công
Sikatop Seal 107 có gốc xi măng nên mang tính kiềm. Trong quá trình thi công cần cẩn trọng để giảm thiểu tiếp xúc với da. Trong trường hợp Sikatop Seal 107 văng vào mắt, cần lập tức rửa bằng nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay.
Xem thêm: Tiêu chuẩn test nước chống thấm nghiệm thu chống thấm Sika mới nhất
3.2. Chống thấm bằng màng khò nóng hoạc màng dán lạnh:
Bước 1: Quét lớp tạo dính:
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Dàn mỏng và đều lớp tạo dính, phủ bao kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
- Sau khi lớp tạo dính lót khô tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoạc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Xem thêm: Bitum chống thấm là gì? Phương pháp thi công chống thấm bằng bitum
Bước 3: Những điểm cần chú ý
- Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
- Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
Với chia sẻ cách chống thấm cho ban công đơn giản, hiệu quả mà thi công chống thấm PTD nêu trên sẽ giúp các gia chủ hay các chủ đầu tư nắm bắt thông tin hữu ích khi tìm hiểu về thấm dột, chống thấm cho khu vực này. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công chống thấm ban công Đà Nẵng uy tín và chuyên nghiệp để thực hiện hãy liên hệ cho chúng tôi Công ty chống thấm tại Đà Nẵng Phúc Tất Đạt để có ngôi nhà hoàn hảo. Hotline: 0357.06.26.06