Đối với các trung tâm thương mại hay tòa nhà cao tầng thì thi công chống thấm tầng hầm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết cấu nền móng vững chắc của công trình. Do đó, việc chống thấm tầng hầm luôn là hạng mục được các chủ đầu tư chú trọng và đề cao.
Trong bài viết dưới đây, Chống thấm Phúc Tấn Đạt sẽ giới thiệu đến các bạn một số giải pháp thi công chống thấm tầng hầm triệt để nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!
Các mục lục bài (Bấm để xem nhanh)
1. Nguyên nhân và hậu quả khi tầng hầm bị thấm dột
1.1. Nguyên nhân tầng hầm bị thấm dột
- Thiết kế chống thấm không đúng quy trình ngay từ đầu.
- Chất lượng bê tông kém làm xuất hiện các mao quản.
- Hệ thống thoát nước và đất không phù hợp. Nếu nước không được dẫn ra khỏi nhà, nó sẽ tích tụ xung quanh nền móng và cố gắng tìm đường vào bên trong.
- Máng xối được cài đặt và bảo trì kém, lắp đặt không đúng cách hoặc quá tắc để hoạt động, nước sẽ thoát ra xung quanh nền móng.
- Độ dốc mặt đất xung quanh nền móng sai, nước sẽ tích tụ xung quanh.
- Áp suất thủy tĩnh xảy ra có thể quá mạnh, đến nỗi nó sẽ gây ra các vết nứt.
- Vết nứt trên tường, sàn tầng hầm và xung quanh cửa sổ hoặc cửa ra vào tạo ra lối đi hoàn hảo để nước có thể chảy qua. Nước sẽ luôn đi theo con đường ít lực cản nhất và những vết nứt này khiến nước dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
- Thời tiết Việt Nam dễ gây ra tình trạng ẩm thấp, làm co giãn kết cấu vật liệu.
Tầng hầm bị thấm dột
1.2. Hậu quả
Tầng hầm bị thấm nước nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
- Tầng hầm ẩm mốc khiến rong rêu xuất hiện nhiều, tiềm ẩn nhiều vi khuẩn và gây hại sức khỏe cho con người.
- Làm công trình nhanh xuống cấp, kết cấu công trình không được vững chắc.
- Độ ẩm trong tầng hầm cao làm không khí ngột ngạt.
- Việc di chuyển bị trơn trượt, nguy hiểm.
2. Biện pháp khắc phục
Để khách phục thực trạng trên, cần sử dụng vật liệu nhựa nhiệt rắn kết hợp vải thủy tinh chuyên dụng để chống thấm nghịch cho tầng hầm. Tiến hành các công đoạn theo các thứ tự ưu tiên như sau
3. Các bước thi công chống chấm tầng hầm
Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt là công đoạn rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền vững lớp chống thấm. Do vậy việc chuẩn bị bề mặt tốt để đạt được chất lượng tối ưu. Các bước thực hiện sau đây :
- Bước 1 : Nhận bàn giao mặt bằng. Mặt bằng được bàn giao phải là mặt bằng thông thoáng và tương đối tinh (Mặt bằng phải được dọn dẹp hết gia hạ, sắt thép, cát, xi măng, gạch ngói, cốt pha..)
- Bước 2 : Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.
- Bước 3 : Kiểm tra bề mặt, chất lượng bê tông, vữa. Nếu thấy hiện tượng bất thường (bề mặt nhiều rạn nứt, bị mủn..) thì báo ngay cho kỹ thuật hoặc giám sát để có biện pháp thi công, xử lý thích hợp.
- Bước 4 : Sử dụng máy thổi làm sạch bụi và các tạp chất.
- Bước 5 : Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ, các khe tiếp giáp.. sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Trát vá bằng vữa sửa chữa có trộn phụ gia kết nối. Đối với các vết nứt lớn phải được xử lý bằng biện pháp riêng.
- Bước 6 : Phải luôn tạo bề mặt khô ráo trước khi thi công chống thấm. Trong vài trường hợp mặt bằng ẩm ướt phải dùng khò ga sấy khô bề mặt.
3.1. KỸ THUẬT THI CÔNG CHỐNG THẤM THÉP XUYÊN BÊ TÔNG BẰNG NHỰA NHIỆT RẮN VÀ VẢI THỦY TINH CHUYÊN DỤNG (Chống thấm KO7)
Chống thấm KO7 được sử dung cho chống thấm triệt để thép xuyên bê tông, ngăn cản nước không theo khe hở giữa thép và bê tông gây thấm. Các bước thi công như sau:
- Bước 1: Dùng máy mài mài vệ sinh xung quanh đầu thép đã cắt
- Bước 2 : Pha chế nguyên liệu nhựa
- Bước 3: Quét lớp 1 nhựa nhiệt rắn mỏng lên bề mặt sàn, đầu thép và khe rãnh
- Bước 4: Chờ nhựa gel hóa, dùng hỗn hợp nhựa nhiệt rắn trộn phụ gia quét quanh khe rãnh
- Bước 5 : Quét nhựa nhiệt rắn quanh khu vực đầu thép và bê tông
- Bước 6 : Dán vải thủy tinh lên đầu thép và diện tích
- Bước 7 : Lăn nhựa nhiệt rắn lên bề mặt vải thủy tinh đã dán
- Bước 8 : Lăn cát khô, tạo nhám bề mặt cho công đoạn tiếp theo
3.2. KỸ THUẬT THI CÔNG CHỐNG THẤM MẠCH DỪNG ( Chống thấm KO4 ):
Chống thấm KO4 là kiểu tạo tấm ốp co giãn sử dụng với mục đích hạn chế tối đa vết nứt của các khe co giãn, các tiếp giáp giữa hai nhà (tè), hoặc mạch dừng. Các bước như sau:
- Bước 1 : Xác định độ rộng và chiều dài vết nứt, mạch dừng
- Bước 2 : Dùng máy cắt, cắt dọc theo vết nứt, chiều dài vết cắt dài hơn chiều dài vết nứt thực tế
- Bước 3 : Mài sạch bề mặt, thổi sạch bụi trên bề mặt và khe nứt.
- Bước 4 : Pha trộn nguyên liệu nhựa
- Bước 5 : Lăn nhựa nhiệt rắn đặc chủng lên hai bên mép khe, dùng panxo quét mỏng nhựa trong khe (nhựa hai bên mép chảy về khe ).
- Bước 6 : Chờ nhựa gel hóa, dùng nhựa trộn phụ gia tạo hổn hợp dẻo quét mỏng dọc khe nứt
- Bước 7 : Lăn nhựa lên toàn bộ mạch dừng
- Bước 7: Dán vải thủy tinh chuyên dụng vào khe và hai bên mép khe đã lăn nhựa sao cho tạo hình dáng chữ V
- Bước 8: Lăn nhựa lên bề mặt vải
- Bước 9: Dán tiếp vải thủy tinh theo hình dáng chữ V
- Bước 10 : Dùng nhựa lăn lên bề mặt vải vừa dán
- Bước 11: Dán tiếp vải thủy tinh theo hình chữ V
- Bước 12: Lăn tiếp nhựa lên bề mặt vải thủy tinh
- Bước 13: Đặt tấm vải thủy tinh dọc bề mặt khe nứt sao cho có khoảng không trong khe nứt.
- Bước 14: Dùng Penxo chấm nhựa vào một bên của tấm vải vừa đặt
- Bước 15: Lăn lớp cát tạo độ bám cho lớp tiếp theo
3.3. KỸ THUẬT THI CÔNG CHỐNG THẤM NHỰA NHIỆT RẮN GIA CƯỜNG VẢI THỦY TINH (Chống thấm KO3)
Chống thấm KO3 được sử dụng cho mặt sàn tầng hầm, tường vây. Các bước như sau:
- Bước 1: CHUẨN BỊ BỀ MẶT, VỆ SINH MẶT BẰNG, XỬ LÝ BỀ MẶT
- Bước 2 : Pha trộn nguyên liệu nhựa
- Bước 3: Quét lớp 1 nhựa lên bề mặt bê tông, hoặc vữa, gạch
- Bước 4: Khi nhựa lớp1 gel hóa, tiến hành lăn lớp 2 nhựa
- Bước 5: Phủ dán vải thủy tinh lên nhựa lớp 2
- Bước 6: Tiến hành lăn lớp 3 nhựa lên bề mặt
- Bước 7: Khi nhựa lớp 3 bắt đầu gel hóa, lăn cát khô tạo chân bám
- Bước 8 : Sau 24h tiến hành ngâm nước, nghiệm thu
4. Tham khảo thêm các phương pháp chống thấm tầng hầm hiện nay
4.1. Sơ đồ bản vẽ kết cấu tầng hầm
Trước khi thực hiện chống thấm triệt để tầng hầm, bạn nên xem trước sơ đồ sau để tính số lớp chống thấm và phương pháp phù hợp:
Sơ đồ kết cấu tầng hầm
Giải thích:
Trục tung: tuổi thọ của công trình khi đã thi công chống thấm.
- Very Low: Tuổi thọ thấp nhất và nhỏ hơn 10 năm, không thể khắc phục 100%.
- Low: Tuổi thọ thấp từ 10 – 20 năm, tình trạng hầm vẫn có thể sửa chữa được.
- Medium: Tuổi thọ trung bình từ 25 – 50 năm. Dễ sửa hầm, tình trạng rò rỉ nước ít.
- High: Tuổi thọ cao nhất trên 50 năm nên hầu như không bị rò rỉ.
Trục hoành: điều kiện để chống thấm tầng hầm có tuổi thọ cao.
- Nguy cơ thấm thấp – Low: Áp lực nước 0 – 5 m nên không có dòng nước ngầm chảy.
- Nguy cơ thấm trung bình – Moderate: Áp lực nước 5 – 10 m. Không có dòng nước ngầm chảy. Các vết nứt của bê tông đáy < 0,2 mm
- Nguy cơ thấm cao – High: Áp lực nước 10 – 20 m. Có dòng nước ngầm đâm ngang, chảy mạnh, nền và vách có độ sụt, lún.
- Nguy cơ thấm cực cao – Extreme: Áp lực nước lớn hơn 20 m. Có mạch nước ngầm chảy mạnh, nền và vách phải chịu rung chấn. Hố, mỏ khí gas, metan dễ cháy có thể xuất hiện.
4.2. Chống thấm từ vách đến đáy tầng hầm bằng màng khò nóng
Màng bitum là vật liệu chống thấm chịu được áp lực nước cao nên có thể bảo vệ giúp tuổi thọ công trình lên đến 20 năm tuổi. Có thể áp dụng cách này để chống thấm cho vách ngoài, vách trong và sàn đáy tầng hầm. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Quét lớp tạo dính
- Dùng lu sơn để thi công bề mặt tầng hầm. Theo đó các bạn dàn mỏng và đều lớp tạo dính lên bề mặt thi công.
- Xử lý các vết nứt và đảm bảo bề mặt nhẵn kín.
- Sau đó, đợi lớp tạo dính không thì chuẩn bị dán màng khò chống thấm.
Bước 2: Chọn màng chống thấm Bitum
- Kiểm tra lớp màng, bề mặt dán cần úp.
- Đặt các cuộn màng vào vị trí cần thi công chống thấm.
- Dùng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm.
- Cuốn ngược màng chống thấm đảm bảo vị trí và hướng chống thấm không bị thay đổi.
- Dùng đèn khò gas làm chảy lớp tạo dính đã quét lên bề mặt tầng hầm ở trước đó.
- Dùng ngọn lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính.
- Miết và ép phần màng chống thấm thật chặt xuống bề mặt tầng hầm.
Lưu ý: Trong quá trình thi công cần lưu ý tới vị trí chồng mép và vị trí cần gia cố. Nếu màng dán bị phồng bạn hãy đâm thủng sau đó dùng màng chống thấm khác đè lên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Thi công chống thấm bằng màng khò nóng
4.3. Thi công chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Với phương pháp chống thấm bằng sơn, các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tầng hầm
Trước khi thi công các bạn cần bão hòa nước để tránh tình trạng bê tông háo nước khiến vật liệu chống thấm sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng với Sika Latex hoặc Sika Latex TH.
Quét một lớp mỏng để chống thấm. Sau đó dán lưới thủy tinh bo góc với bề rộng lưới khoảng 15cm vào chân hầm.
Bước 2: Chọn vật liệu chống thấm
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các bạn lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp. Phổ biến nhất hiện nay là sơn chống thấm.
Quét sơn chống thấm theo 1 chiều từ trên xuống dưới, đảm bảo các lớp chống thấm phải vuông góc.
Độ dày mỗi lớp sơn khoảng 1mm/lớp. Mỗi lớp khoảng 1 – 2 kg. Tùy theo nhu cầu mà có thể quét sơn chống thấm với khối lượng phù hợp.
Trong trường hợp thi công chống thấm nhiều người thì nên tộn vật liệu sau đó chia ra từng thùng nhỏ để thực hiện.
Lưu ý: Với phương pháp chống thấm bằng sơn cần bảo dưỡng bề mặt chống thấm để tạo liên kết tốt nhất. Cần trộn vật liệu sơn chống thấm vừa phải, tránh thi công không kịp sơn bị khô.
4.4. Chống thấm ngược tầng hầm
Phương pháp chống thấm này được thực hiện đối với các trường hợp sau:
- Khe tiếp giáp giữa 2 nhà không xử lý chống thấm khi thi công.
- Chống thấm cho tầng hầm, hố thang máy.
- Chống thấm cho bể nước ngầm chứa nước.
Cách tiến hành:
- Xử lý, vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công.
- Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi chống thấm.
- Dùng các vật liệu như màng khó nóng hoặc vật liệu chống thấm dạng phun, quét để thi công.
- Kiểm tra khả năng chống thấm, nghiệm thu công trình và bàn giao.
4.5. Chống thấm tầng hầm bằng lớp phủ gốc xi măng
Lớp phủ gốc xi măng là các hợp chất trộn trước bao gồm xi măng, vật liệu đã phân cấp và các chất phụ gia hóa học khác. Chúng được làm ở dạng bột để trộn với nước và thi công tại chỗ bằng chổi, bay hoặc có thể phun, để tại thành một lớp phủ dàu 1 – 3mm. Chúng có thể được áp dụng trực tiếp vào chất nền âm thanh, hoặc chúng có thể được áp dụng cho lớp nền kết hợp đã áp dụng cho chất nền… Chúng có thể được cải tiến bằng polyme để cải thiện độ bám dính, đọ đàn hồi và tính linh hoạt của nó, sản phẩm này có thể chống thấm tầng hầm hoặc các kết cấu giữ nước bằng cách đắp từ bên ngoài hoặc bên trong, có thể bít các vết nứt chân chim trong kết cấu bê tông.
Các lớp phủ gốc xi măng không có tính toàn vẹn về cấu trúc của riêng mà phải dựa vào độ cứng của chất nền để giữ cho chúng ở đúng vị trí…
4.6. Chống thấm bằng màng chống thấm tự dính
Với phương pháp chống thấm này, các bạn tiến hành như sau:
- Trải màng chống thấm ra bề mặt tầng hầm sau đó bóc lớp nilon trên bề mặt và dán màng chống thấm lên bề mặt cần thi công.
- Các lớp tiếp giáp với nhau từ 70 – 100mm.
- Sau khi dán xong bạn trát thêm lớp bê tông với độ dày khoảng 4cm lên bề mặt màng chống thấm để tăng hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chống thấm tầng hầm hiệu quả mà công ty Phúc Tấn Đạt chia sẽ với các bạn, nếu còn thắc mắc hay muốn thi công chống thấm tầng hầm thì hãy liên hệ công ty chống thấm tại Đà Nẵng Phúc Tấn Đạt. Hotline: 0919.45.85.85 – 0945231489.
PTD Composite - Put Effort In Every Moment