TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
I . PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn cơ sở lưới bảo vệ gốc cây được áp dụng cho sản phẩm là lưới bảo vệ gốc cây bằng vật liệu composite - FRP do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phúc Tất Đạt sản xuất và lắp đặt. Sản phẩm được áp dụng cho xây dựng công trình hạ tầng đô thị.
II. ĐỊNH NGHĨA
Vật liệu composite – FRP là loại vật liệu được kết hợp giữa sợi thủy tinh và nhựa nhiệt rắn tạo nên một vật liệu mới có tính năng hơn hẳn tính năng riêng lẽ của sợi thủy tinh và nhựa nhiệt rắn. Vật liệu này được gọi tắt FRP ( Fiberglass Reinforced Plastic – Nhựa gia cường sợi thủy tinh )
III. TIÊU CHUẨN THAM KHẢO
- ISO 527-1 : Plastics –Determinatiom of tensile properties. Part 1: General principle.
- ISO 527-2: Plastics –Determinatiom of tensile properties. Part 2: Test conditions for moulding and extrucsion plastic.
- ISO 178: Plastic – Determination of flexural properties
- ASTM D 638/D 638M Test Method for Tensile Properties of Plastics .
- ASTM D 573 : Deterioration in an Air Oven.
- TCVN 4501-1:2009. Chất dẻo xác định tính chất kéo. Phần 1: Nguyên tắc chung
- TCVN 4501-2:2009. Chất dẻo xác định tính chất kéo. Phần 2: Điều kiện thử đối với chất dẻo đúc và đùn.
- TCVN 4501-4:2009. Chất dẻo xác định tính chất kéo. Phần 4 : Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường sợi đẳng hường và trực hướng.
- TCVN 2229:2007: Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo. Phép thử già hoá nhanh và độ chịu nhiệt.
IV . YÊU CẦU KỸ THUẬT:
4.1. Kích thước, ngoại quan.
4.1.1 Kích thước, cấu tạo
- Lưới bảo vệ gốc cây được tạo thành 2 hay 4 mảnh ghép lại với nhau có hình dạng theo hình 1(tuỳ theo kích thước)
- Các mảnh ghép liên kết với nhau bằng gờ cài
- Kiểu dáng và kích thước theo yêu cầu của thiết kế và tư vấn
Hình dạng cấu tạo cơ bản của lưới
4.1.2: Ngoại quan:
- Bề mặt trên của lưới bảo vệ gốc cây bằng vật liệu composite - FRP phải nhẵn, phẳng, không có vết nứt, rỗ, màu sắc hài hòa.
- Mặt dưới cho phép có vết rỗ những không quá 2 vết rỗ trên mỗi diện tích 10cm2,
4.2. Các tính chất cơ lý của lưới:
4.2.1 Tính chất cơ lý của vật liệu :
Các tính chất cơ học của lưới bảo vệ gốc cây được qui định theo bảng sau
TT |
Các tính chất |
Đơn vị tính |
Mức qui định |
Ghi chú |
1 |
Khối lượng thể tích |
kg/m3 |
1100 ÷1500 |
|
2 |
Cường độ chịu kéo |
MPa |
50 ÷ 80 |
|
3 |
Cường độ chịu uốn |
MPa |
90 ÷ 130 |
|
4 |
Cường độ chịu nén |
MPa |
80 ÷ 150 |
|
5 |
Hệ số lão hóa (với nhiệt độ 70oC, thời gian 48 giờ) |
- |
≥ 0,8 |
4.2.1 Tính chất cơ lý của kết cấu tấm lưới :
TT |
Các tính chất |
Đơn vị tính |
Mức qui định |
Ghi chú |
1 |
Khả năng chịu nhiệt |
o C |
80 |
Không phồng rộp, không biến dạng |
2 |
Khả năng chịu va đập của lưới |
J |
≥ 10 |
Lưới không bị gãy,vỡ |
V. PHƯƠNG PHÁP THỬ:
5.1 Khối lượng thể tích:
Tiến hành thử như sau:
5.1.1.Thiết bị, dụng cụ:
- Thước cặp có độ chính xác đến 0,01mm
- Tủ sấy có phạm vi đến 250oc.
- Bình hút ẩm.
- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.
5.1.2 Chuẩn bị mẫu thử:
- Dùng máy cắt 5 mẫu có hinh lập phương với kích thước các cạnh bằng chiều dày của tấm lưới sao cho bề mặt đối diện các mặt khối lập phương song song với nhau.
5.1.3. Tiến hành:
- Đưa các viên mẫu đã tạo thành hình lập phương vao tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 70oC đến khi khối lượng các viên mẫu không đổi.
- Sau k hi sấy, đưa mẫu vào bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng thử nghiệm
- Đo kích thước các cạnh của các viên mẫu chính xác đến 0,01mm
- Cân các viên mẫu bằng cân kỹ thuật chính xác đến 0,01g.
5.1.4. Tính kết quả :
Khối lượng thể tích của các viên mẫu được tính theo công thức:
ρ = m/V
Trong đó: - ρ : Khối lượng thể tích của viên mẫu (g/cm3)
- m: Khối lương viên mẫu cân được. (g).
- V: Thể tích viên mẫu bằng tích các cạnh (a x b x c)- (cm)
Khối lượng thể tích của tấm lưới bằng trung bình cộng của khối lượng thể tích của 5 viên mẫu đã cân với độ lệch của từng mẫu cân được không sai quá ± 10% so với kết quả trung bình
Trường hợp một viên sai quá ± 10% so với kết quả trung bình thì kết quả của viên mẫu đó loại bỏ. Khối lượng thể tích của tấm lưới bằng trung bình cộng của khối lượng thể tích của 4 viên mẫu mẫu còn lại.
5.2 Xác định cường độ chịu kéo của vật liệu:
- Cường độ chịu kéo của vật liệu được thử theo TCVN 4501-4:2009. Chất dẻo xác định tính chất kéo. Phần 4 : Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường sợi đẳng hường và trực hướng.
Xác định cường độ chịu uốn của vật liệu:
- Cường độ chịu uốn của vật liệu được thử theo ISO 178: Plastic – Determination of flexural properties.
5.4 Xác định cường độ chịu nén của vật liệu :
5.4.1. Thiết bị ,dụng cụ:
- Thước cặp có độ chính xác đến 0,01mm
- Thiết bị thử nén có phạm vi đo phù hợp với mẫu nén
5.4.2 Chuẩn bị mẫu
- Chọn 3 viên mẫu đã chuẩn bị như đã nêu ở 5.1.2
5.4.3. Tiến hành thử :
- Đo kích thước các cạnh trên bề mặt nén chính xác đến 0,01mm
- Đặt mẫu vào bàn nén sao cho trùng tâm nén của thiết bị nén
- Cho máy nén chạy với tốc độ 10daN/cm2 trên một phút, đến khi mẫu bị phá hoại.
5.4.4. Tính kết quả :
Cường độ chịu nén của từng viên mẫu được tính theo công thức:
σ = P/F0
Trong đó : - σ: Cường độ chịu nén của viên mẫu (N/mm2- MPa)
- P : Lực lớn nhất khi mẫu bị phá hoại (N)
- F0 : Tiết diện bề mặt viên mẫu (mm2)
Cường độ chịu nén của mẫu là kết quả trung bình cộng của 3 viên mẫu làm tròn đến 0,1N/mm2.
5.5. Hệ số lão hóa (với nhiệt độ 70oC, thời gian 48 giờ)
Hệ số lã hóa của mẫu được thử theo TCVN 2229: 2007 Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo. Phép thử già hoá nhanh và độ chịu nhiệt.
5.6 Khả năng chịu nhiệt của tấm lưới:
5.6.1 Thiết bị:
- Tủ sấy có phạm vi đến 250oC.
5.6.2 Chuẩn bị mẫu :
- Mẫu là cả tấm lưới hoặc một phần tấm lưới sao cho phù hợp với dung tích của thiết bị sấy.
5.6.3 Tiến hành thử :
- Đặt mẫu đã chuẩn bị vào tủ sấy, nâng nhiệt độ tủ sấy lên đến 80oC và giữ trong thời gian 1 giờ.
- Sau 1 giờ lấy mẫu ra quan sát xem mẫu có bị phồng rộp, biến dạng hay không.
5.6.4 Đánh giá kết quả :
- Mẫu đạt là mẫu không bị phồng rộp, không biến dạng.
5.7. Khả năng chịu va đập của tấm lưới:
5.7.1 Thiết bị:
- Khay đựng cát đủ rộng để đặt tấm lưới
- Bi sắt có khối lượng 1000g ± 1g và dụng cụ định hướng rơi của bi.
5.7.2. Chuẩn bị mẫu :
- Mẫu là tấm lưới nguyên, không bị nứt vỡ
5.7.3 Tiến hành thử :
- Đặt mẫu vào khay có chứa cát sao chon gay ngắn, bằng phẳng
- Cho bi thép có khối lượng 1000g rơi từ độ cao 1m xuống bề mặt tấm lưới vào vị trí bất kỳ nhưng phải cách các mép bên của tấm lưới ít nhất 50mm.
5.7.4 Đánh giá kết quả :
- Mẫu không bị nứt vỡ được coi là đạt yêu cầu.
VI. GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN:
6.1. Ghi nhãn: theo Nghị định 89/2006/NĐ - CP
- Ngoài bao bì đựng sản phẩm có ghi nhãn với nội dung chính sau:
- Tên cơ sở, địa chỉ - Thành phần, thành phần định lượng
- Tên sản phẩm - Sản xuất theo TCCS ….-2012/PTD
- Lưới bảo vệ gốc cây được đóng theo từng bộ, một bô gồm 04 tấm lưới kèm các phụ kiện lắp ráp hoàn chỉnh.
6.1.2 Trên sản phẩm ghi nhãn với nội dung:
- lưới bảo vệ gốc cây bằng vật liệu composite - FRP:
- Trên lưới có logo của công ty
- 2 ô trên và dưới logo ghi tên sản phẩm
- Độ rộng chữ: 20 đến 25mm
- Độ rộng nét chữ: từ 2 đến 5mm
6.2 Vận chuyển:
- Vận chuyển bằng các loại phương tiện: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, hàng không.
6.3 Bảo quản:
- Hàng hoá được xếp ngăn nắp trong kho và để trực tiếp dưới nền bê tông của kho. Hàng để nằm chiều cao không quá 2m để tránh trơn trượt. Có thể xếp nghiêng hoặc chồng lên nhau trong các kho không cần kín