Ngày nay, tuy bể nước bằng bê tông cốt thép (BTCT) ít được sử dụng, thay vào đó là bồn nước bằng inox, bồn nhựa. Tuy vậy bồn nước với dung tích lớn vẫn chủ yếu được xây dựng bằng bê tông cốt thép như hồ xử lý nước thải, hồ nuôi trồng thuỷ sản, ...với công dụng chứa nước nên việc xử lý chống thấm bể chứa nước là điều vô cùng quan trọng. Hiện tại Phúc Tất Đạt lại nhận được nhiều hỏi về: "Bạt chống thấm màng HDPT dùng có độc hại không?" Hãy theo chân Dịch vụ chống thấm PTD tìm hiểu ngay nhé.
Các mục lục bài (Bấm để xem nhanh) \
1. Màng chống thấm HDPE là gì?
Màng chống thấm HDPE là màng ngăn cách chống thấm cho các công trình như nhà máy nhiệt điện, hố xử lý rác thải, hồ nuôi tôm, hầm biogas. Màng chống
thấm có khả năng chống thấm rất tốt, chịu được ánh sáng mặt trời (tia UV). Màng chống thấm HDPE có nhiều loại và kích cỡ khác nhau, độ dày phổ biến từ 0,01mm-3mm, đáp ứng cho nhiều công trình với mục đích sử dụng khác nhau.
Màng chống thấm HDPE
2. Đặc tính của màng chống thấm HDPE
– Hệ sộ thấm nhỏ, 1×10-14 cm/giây
– Cường độ chịu kéo cao
– Độ dãn dài > 700%
– Độ bền kháng chọc thủng tới lớn
– Đạt tới độ bền trên 50 năm
3. Ứng dụng màng chống thấm HDPE
– Chống mất nước trong quá trình đổ bê tông
– Xử lý nước thải và rác thải.
– Sử dụng chống thấm cho ao nuôi trồng thủy sản
– Chống thấm hầm chứa thứ cấp
– Xử lý chất thải khai thác mỏ
– Sử dụng trong kênh mương, hồ chứa nước ngọt
– Chống thấm bồn bể chứa xăng dầu
– Sử dùng làm vật liệu chống thấm hầm Biogas
Lót đáy ao hồ nuôi trồng thuỷ sản
4. Lợi ích của màng HDPE
– Độ bền cơ lý tốt, sở hữu thông số kỹ thuật đáp ứng linh hoạt mục đích chống thấm công trình.
– So với các vật liệu đất sét truyền thống thì màng HDPE tiết kiệm chi phí vận tải
– Chất lượng được kiểm soát đồng nhất
– Chịu thời tiết tốt, nhiệt độ sử dụng từ -700C đến 700C
– Giúp cho không gian chôn lấp rác thải được tiết kiệm
– Tốc độ thi công nhanh, tính linh hoạt cao, nhiều quy cách đáp ứng yêu cầu của các công trình, lắp trải thuận lợi.
– Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008
Như những thông tin nêu trên, Bạt HDPE tốt cho sức khỏe không gây hại môi trường có thể sử dụng để đựng nước ngọt trong sinh hoạt ngoài ra HDPE còn nhiều ứng dụng như xử lý nước thải, lót đáy bãi chôn lấp rác, làm hồ nuôi tôm, Bể Biogas, hồ cảnh quan.
5. Thi công chống thấm màng HDPE cho hồ chứa nước
5.1. Công tác chuẩn bị
a. Vật liệu màng chống thấm HDPE:
Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ vật liệu PE cao phân tử ở dạng cuộn. Màng chống thấm HDPE sử dụng thi công công trình có thông số kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, và yêu cầu của chủ đầu tư.
Công tác cung ứng, huy động tập kết vật liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và đồng bộ vật liệu đảm bảo phục vụ thi công liên tục, không bị gián đoạn, đúng tiến độ đề ra của Dự án.
b. Máy móc thiết bị thi công:
Những máy móc thiết bị thi công đưa vào công trình đều là loại được lựa chọn có công suất và tính năng phù hợp đảm bảo an toàn trong thi công, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Các máy móc thiết bị chủ yếu bao gồm:
- Máy hàn kép: Thiết bị hàn chủ yếu hàn nối các tấm màng HDPE
- Máy hàn đùn; Thiết bị hàn chủ yếu để sửa chữa các vị trí hàn lỗi
- Thiết bị hỗ trợ trải màng: Cần cẩu, máy đào,…
- Máy thử khí: Thử độ kín của mối hàn.
c. Mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE
Mặt bằng nền thi công màng chống thấm HDPE
Mặt bằng thi công màng chống thấm cần phải đẩm bảo nhu cầu của dự án:
- Mặt bằng để trải màng HDPE phải đảm bảo độ nhẵn, phẳng không đọng vũng nước, nền đất không được quá yếu.
- Nền đất không được có những vật sắc nhọn (đá dăm, sắt vụn, cành cây,…) hoặc các vật có hình dạng khác có thể gây ảnh hưởng tới màng chống thấm.
- Phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước ( nước mưa hoặc nước ngầm) sẵn sàng vận hành phục vụ công tác thi công màng chống thấm.
Rãnh neo màng chống thấm HDPE
Kích thước của rãnh neo phải đúng như bản vẽ đã được phê duyệt trong bản vẽ thiết kế của dự án. Trường hợp trong bản vẽ thiết kế của dự án chưa mô tả chi tiết kích thước của rãnh neo thì có thể thiết kế rãnh neo theo bản vẽ dưới đây.
thi công màng chống thấm HDPE tại rãnh neo
H.1: Rãnh neo màng chống thấm HDPE 2. Công tác trải màng chống thấm HDPE
5.2. Thi công chống thấm bằng màng HDPE
Bước 1: Rải màng
Đặt màng HDPE thành từng đoạn, khối theo thứ tự và hướng đã định. Khi trải màng HDPE, cần thả đúng cách, tránh làm cong gây hư hỏng.
Thợ đang trải màng chống thấm HDPE
Bước 2: Chỉnh kích thước chồng cheo.
Mối nối màng được hình thành giữa các mô-đun phải có hình chữ T và không được tạo thành hình chữ thập trong quá trình lắp đặt.
Bước 3: Vệ sinh mối hàn
Mối hàn màng không có bụi bẩn, cát, nước (kể cả sương) và các mảnh vụn khác ảnh hưởng đến chất lượng kết dính
Bước 4: Hàn nối
Ghép đúng cách mối nối là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả cao, tuổi thọ lâu hơn của hệ thống lót màng chống thấm HDPE. Trước hết, một thử nghiệm hàn mẫu nhỏ được thực hiện để kiểm tra một mẫu màng địa chất HDPE dài 1m, và thử nghiệm xé tại chỗ được sử dụng.
Mối hàn không bị hư hỏng do xé rách, và vật liệu cơ bản được coi là đủ tiêu chuẩn do xé rách.Sau khi kiểm tra độ xé tại chỗ được thông qua, việc hàn chính thức được tiến hành từng cái một.
– Không tiến hành đấu nối màng trong điều kiện thời tiết xấu
– Nếu hàn nhiệt, cần tránh hiện tượng quá nhiệt tránh tạo bọt ở mối nối.
– Tránh phát sinh nhiều vị trí hàn nối giữa màng hdpe và các bề mặt vật liệu khác, nếu có cần thử nghiệm trước
– Phương pháp hàn nêm nóng màng HDPE không phải làm nhám bề mặt, trong quá trình hàn không có vật liệu mới nào được thêm vào để tạo thành mối hàn.
– Kiểm soát nguồn nhiệt chặt chẽ, hàn kép chiều rộng đường thẳng là 1,2Cm và đường thứ hai là 1Cm.
– Lau sạch mối hàn để không dính nước, bám bụi và bẩn, Màng được căn chỉnh song song và số lượng phải được chồng lên nhau.
– Kiểm tra chất lượng mối hàn, điều chỉnh thiết bị hàn ở điều kiện làm việc tốt nhất theo điều kiện khí hậu địa phương và đặc tính vật liệu tại thời điểm đó. Chú ý đến việc lựa chọn nhiệt độ, tốc độ và áp suất trong quá trình hà
– Khi đặt màng HDPE trên bề mặt mái dốc, hướng bố trí mối nối phải song song hoặc theo chiều thẳng đứng của đường dốc tối đa và nên đặt theo thứ tự từ dưới lên trên. Lớp lót màng địa và các mối nối được áp dụng đúng cách và cẩn thận vào mái dốc.
Hàn nối màng chống thấm HDPE
Bước 5: Kiểm tra chất lượng mối hàn
– Chất lượng kết nối phải được kiểm tra cẩn thận tại các mối nối, không đạt phải làm lại một cách triệt để.
– Khoảng cách giữa mỗi phần của thử nghiệm khe kép là khoảng 1,5mm-3mm. Áp suất được kiểm soát bởi 0.5MPa-2.0MPa theo yêu cầu của quy trình thử nghiệm màng địa phù hợp với ASTM hoặc GRI. Thời gian không dưới 30 giây. Nếu quan sát trong hơn 30 giây, khí không bị rò rỉ thì kết nối được coi là đủ điều kiện.
– Đối với các mối hàn đơn và các mối nối hình chữ T và các điểm sửa chữa, phải lấy hình vuông kích thước 50cm x 50cm để thử chân không. Áp suất chân không lớn hơn hoặc bằng 0,005MPa và nó sẽ duy trì trong 30s.
– Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, độ bền của màng và mối hàn màng không được nhỏ hơn 80% độ bền của kim loại cơ bản (độ bền cắt hàn ≥ 80% độ bền kéo của kim loại cơ bản)
Chú ý: Sau khi trải màng HDPE, cứ cách 2-5m đặt một bao cát 20-40Kg ở góc màng trước khi phủ lớp bảo vệ.
6. Đơn vị thi công chống thấm uy tín
Bài viết trên đây thi công chống thấm PTD đã giới thiệu về màng chống thấm HDPE, ứng dụng thực tế và các bước thi công đúng kỹ thuật mới nhất để bạn dễ dàng tham khảo. Phương phương pháp sử dụng màng HDPE chống thấm hiệu quả cho bể chứa nước nhưng chất lượng còn phụ thuộc vào tay nghề cảu thợ thi công vì vậy hãy tìm đội thợ thi công chống thấm uy tín, chuyên nghiệp
Phúc Tất Đạt là một trong ngững đơn vị chống thấm uy tín tại Đà Nẵng với nhiều năm kinh nghiệp đảm bảo mang đến cho khách hàng sự hài lòng. Hãy liên hệ chúng tôi, công ty chống thấm PTD khi bạn muốn tư vấn hay thi công chống thấm thông qua đường dây nóng: 0357.06.26.06.
Mong những thông tin chúng tôi đã nêu về ứng dụng màng chống thấm hdpe là hữu ích với Bạn!