Sân thượng bị nứt dẫn đến hiện tượng thấm dột, rò rỉ nước, nếu không xử lý sớm sẽ khó sửa chữa sau này, gây ảnh hưởng đến những khu vực khác của công trình. Hãy tìm hiểu ngay 3 cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất hiện nay để khắc phục tình trạng này.
Các mục lục bài (Bấm để xem nhanh)
1. Hậu quả không chống thấm sân thượng
Khi bạn không chống thấm sân thương thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nào, hãy tìm lời giải đáp tại phần dưới đây của bài viết:
- Không chống thấm cho sân thượng ngay khi mới xây sẽ dẫn đến hiện tượng sân thượng bị ngấm nước, nước ứ đọng lâu ngày sẽ ngấm xuống trần nhà, gây hiện tượng tróc sơn, loang lổ, nứt nẻ,…
- Nước thấm từ sân thượng sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà, vì xuất hiện những vết loang lổ, ngả màu vàng, xám, nấm mốc xuất hiện.
- Không khí trong nhà bị ẩm mốc, bí bách, ảnh hưởng đến đường hô hấp và sức khỏe của các thành viên.
- Công trình xuống cấp nhanh chóng, tốn nhiều chi phí sửa chữa.
- Ảnh hưởng đến đường điện âm tường, gây hiện tượng chập mạch, dẫn đến cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng.
- Chính vì những rủi ro có thể xảy ra khi không thực hiện chống thấm ngay từ đầu, hãy thực hiện công tác chống thấm cho công trình ngay khi vừa hoàn thiện.
- Chống thấm ngay khi hoàn thiện sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà của bạn, vì lúc này ngôi nhà vừa hoàn thiện, chưa bị thấm dột nên sẽ dễ thi công, đảm bảo hiệu quả thi công lâu dài hơn.
Sân thượng bị nứt và xuất hiện rêu mốc
Xem thêm: Chống thấm sân thượng cũ bằng phương pháp gì?
2. Xử lý chống thấm sân thượng bị nứt rò rỉ nước
Sân thượng sau thời gian dài sử dụng sẽ trở nên cũ kỹ, xuất hiện ẩm mốc và thấm nước, nguyên nhân có thể đến từ việc vật liệu xuống cấp hoặc cũng có thể sàn mái xuất hiện các vết nứt gây ra hiện tượng thấm nước. Chính vì vậy công tác chống thấm cho sân thượng cũ kỹ là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi sân thượng nhà bạn đang gặp phải tình trạng nứt, rò rỉ nước. Việc sân thượng bị ngấm nước cũng đã gây phiền toái đến gia chủ không ít, nhưng việc sân thượng bị nứt và rò rỉ nước còn mang đến nhiều ảnh hưởng xấu hơn cả. Những vết nứt sẽ dẫn nước nhanh chóng mỗi khi mưa, gây dột nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình. Nếu sân thượng nhà bạn đang gặp tình trạng nứt dẫn đến rò rỉ nước, hãy cùng Chống thấm sân thượng Đà Nẵng tham khảo ngay 3 cách khắc phục dưới đây:
2.1. Tiêm Keo Epoxy
+ Dùng keo Epoxy cho những vết nứt sân thượng là phương pháp phổ biến được áp dụng để cải thiện các vết nứt trên sân thượng.
+ Thông thường phương pháp tiêm Epoxy sẽ khắc phục được tại các vết nứt hẹp và sâu
+ Kỹ thuật tiêm Epoxy bao gồm việc thiết lập các lỗ ống cố định để đưa chất chống thấm vào các vết nứt bằng áp lực, trào ngược dung dịch chống thấm sau đó phủ đầy vết nứt.
+ Phương pháp này có thể chịu được thời tiết ẩm nóng, tuy nhiên không nên áp dụng cho các vết nứt đang rò rỉ, chưa thể khô.
Chống thấm sân thượng bằng tiêm keo Epoxy
Tiến hành
Các bước tiến hành bơm trám Epoxy:
Bước 1. Làm sạch bề mặt vết nứt
Dùng vòi xịt cao áp để làm sạch bề mặt vết nứt sau đó loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn, đất, cát, bê tông mịn,…để đảm bảo không ảnh hưởng đến liên kết giữa keo Epoxy và miệng vết nứt.
Bước 2. Tiêm keo Epoxy trám vết nứt
+ Đặt ống dẫn lên miệng vết nứt rồi tiến hành bơm Epoxy bằng máy bơm áp lực cao vào sâu trong vết nứt.
+ Đối với những khe nứt quá sâu, chúng ta tiến hành trám khe vết nứt thông qua ống bơm tiêm.
+ Trước khi xử lý có thể cắt vết nứt đến độ sâu 10 mm và rộng khoảng 20 mm theo hình chữ V, sau đó bơm keo Epoxy phủ kín bề mặt, lấp đầy bên trong khe nứt.
Bước 3. Bảo vệ bề mặt
+ Sau khi xử lý bề măt xong tiến hành phủ kín bề mặt để lớp keo không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, tạo điều kiện khô nhanh, đông cứng hoàn toàn.
+ Phủ sơn Epoxy để bảo vệ bề mặt sàn, tạo điều kiện cho keo đông cứng nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Lựa chọn phương pháp xử lý chống thấm sàn mái phù hợp cho gia chủ
2.2. Sử dụng màng chống thấm
Phương pháp này đem lại hiệu quả xử lý chống thấm cao và tiết kiệm để thi công xử lý bằng màng chống thấm cần thực hiện như sau:
Sử dụng màng chống thấm để xử lý sân thượng
Chuẩn bị:
Vật liệu chống thấm nhựa đường, màng chống thấm, dầu DO
Quy trình thi công:
+ Xử lý bề mặt.
+ Nấu sôi nhựa đường vàhoà với một chút dầu DO.
+ Quét phần dung dịch nhựa đường đã nấu sôi lên bề mặt sân thượng và bắt đầu trải bạt.
+ Tiến hành phủ loại bạt chống thấm HDPE ở vị trí độ dốc đã khoét lỗ trước đó. Tiếp đến, phủ thêm vữa và gạch.
Xem thêm: Bitum chống thấm là gì? Phương pháp thi công chống thấm bằng bitum
2.3. Phủ bằng hỗn hợp xi măng và sika latex
Chống thấm hỗn hợp sika latex và xi-măng cát đối với vết nứt sân thượng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng, vì vật liệu này dễ kiếm, giá thành lại rẻ và phương pháp thi công đơn giản. Với cách chống thấm bằng xi măng, bạn có thể tự làm tại nhà, không cần có quá nhiều kinh nghiệm.
Chuẩn bị
+ Vật liệu chống thấm: xi măng đen hoặc trắng, sika latex Th, cát
+ Dụng cụ thi công: cọ lăn, bay, chổi quét
+ Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ mặt sân thượng, loại bỏ vụn vữa, rong rêu, đất cát,…
Quy trình thi công
+ Thực hiện chống thấm bằng vữa trộn sẵn tại công trường, pha xi măng với nước và sika latex, pha trên tỷ lệ nhà cung cấp in trên bao bì hoặc dựa vào kinh nghiệm nếu đã từng sử dụng.
+ Đảm bảo độ liên kết của hỗn hợp, không quá lỏng, không quá sệt, tránh trộn tất cả xi măng, cát và sika latex cùng 1 lúc, nên chia thành nhiều phần nhỏ, quét hết phần đầu tiên thì trộn thêm phần thứ 2, tránh việc vữa bị khô, không bám dính.
+ Trong quá trình trộn xi măng, cát mịn, sika latex cần phải đều tay để hỗn hợp được sánh mịn và dính đều.
+ Quét hồ dầu kết nối sika latex lên bề mặt sân thượng hoặc vị trí bị nứt, sử dụng con lăn, khi quét chống thấm cho sân thượng, cần quét đều tay, quét dần từ nhỏ đến rộng dần ra ngoài.
+ Tránh việc hấp tấp hay ngắt quãng vì dễ khiến lớp chống thấm kết nối quá dày hoặc quá mỏng, dàn đều lên bề mặt sân thượng, có thể chia thành 2 lần quét để đảm bảo hiệu quả bám dính.
+ Sau khi lớp kết nối đầu tiên khô, tiến hành trám vá và tô trát phẳng vết nứt
+ Sau 4 tiếng có thể nghiệm thu công trình, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao do nắng nóng, hãy dùng bao, túi hoặc lưới để bảo vệ bề mặt, tránh việc lớp xử lý nứt khô quá nhanh sẽ khiến kết quả không đảm bảo.
3. Kết luận
Những vết nứt sân thượng thường xuất hiện do nguyên nhân chủ yếu là kỹ thuật hoặc vật liệu thi công không đảm bảo. Do đó để cácvết nứt không phát sinh thêm sau khi bạn đã gia cố lại những vụ trí cũ, hãy tiến hành chống thấm cho toàn bộ bề mặt sân thượng để tiết kiệm công sức cho những lần tiếp theo.
Hãy liên hệ chúng tôi khi bạn muốn thi công chống thấm sân thương, công ty chống thấm Phúc Tất Đạt qua hotline: 0357.06.26.06